Cái tên bánh cống xuất phát từ khuôn làm nên chiếc bánh, hệt như những hình ông lòng sâu, dáng phin cà phê.Trước đây, khi công nghệ và công cụ con người còn chưa phát triển nhiều, họ tận dùng cây tre để đẽo gọt làm khuôn, đến nay, khuôn bánh được thay bằng khuôn inox để tạo hình bánh to, thời gian sử dụng khuôn được lâu hơn.
Để làm nên một chiếc bánh ngon, ắt cần có sự kết hợp hài hòa giữa phần vỏ và nhân bánh, người Cần Thơ không dùng bột mỳ hay bột gạo, bột nếp làm nguyên liệu chính mà thay vào đó là sự kết hợp giữa nhiều loại bột qua nhiều công đoạn. Họ lấy ba phần gạo, một phần nếp , ngâm trong một đêm rồi xay mịn, lọc đến cho ráo nước là thành bột gạo nếp. Tiếp tục, pha bột gạo nếp vào một phần ba bột mì loại ngon, thêm nước cùng hành lá và gia vị, có thể cho thêm một vài quá trứng gà tùy theo công thức làm bánh của mỗi người. Quá trình trộn bột làm vỏ bánh là vô vùng quan trọng, bột không được lỏng cũng không được quá đặc, lỏng như bột bánh xèo là không đạt bột bánh.
Những chiếc bánh cống mang màu vàng nâu đẹp mắt
Nhân bánh được tạo từ đậu xanh và thịt heo băm nhuyễn. Đậu xanh đãi vỏ cho sạch, nấu chín nhưng đến độ vừa phải mà không nát đậu, cho thịt heo băm vào xào chín cùng đậu xanh, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Tôm tươi dùng để trang trí để trên phần mặt bánh cho đẹp mắt, để nguyên vỏ, khi chiên không mất đi độ giòn.
Người đầu bếp chuẩn bị một chảo lòng sâu ngập dầu nóng, họ chuẩn bị những khuôn bánh dạng cà phê phin hay hình ống cống để chiên. Lần lượt cho bột vào cống, cho thêm cả thịt băm và đậu xanh đã xào chín, lấp đầy bánh bằng một muỗng bột rồi cuối cùng trang trí một vài chú tôm xinh xắn trên phần mặt bánh. Để bánh chín đều, từ ngoài vào trong mà không bị cháy, họ sẽ để lửa liu riu, canh đến khi bánh vàng đều, có mùi thơm béo ngậy là bỏ ra để ráo dầu.
Được chọn lựa kĩ lưỡng từ nguyên liệu đến công đoạn chế biến, bánh công mang hương vị thơm ngon và gói trọn cả tâm tình của người làm bánh.
Khuôn làm bánh cống Cần Thơ
Chiên bánh cống dưới chảo ngập dầu
Khi thưởng thức, họ thường dùng chung với nước mắm và rau sống như bắp cải, diếp cá, cải đắng, húng quế,...để có vị thanh mát và giảm bớt dầu mỡ, ăn sẽ không bị ngấy và mau ngán. Cắn miếng bánh là cảm nhận được vị béo thơm, bùi bùi của đậu nành, ngọt của thịt, tôm và man mát từ rau thơm và nước chấm chua ngọt đu đủ. Ngon nhất vẫn là ăn khi bánh cống còn nóng, hơi bốc lên hôi hổi, vị ngon ấy hòa quyện khiến cho ai nấy cũng đều say mê từ lần ăn đầu tiên.
Bánh cống ăn kèm rau sống
Bạn có thể ghé bánh cống Cô Út nằm tại 86/38, đường Lý Tự Trọng, phường An Cư, quận Ninh Kiều hoặc bánh cống Bà Út Lư ở Trần Phú, Hưng Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ, hoặc tìm mua ở các quán ăn quanh Cần Thơ để nếm thử trọn vẹn món ngon độc lạ này.
Bình luận