Bệnh tay chân miệng

836 Người theo dõi

Nguyên nhân gây bệnh Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày. Ngược lại, virus Enterovirus typ 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong. Ngoài Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tay chân miệng Trẻ bị sốt, mệt mỏi là dấu hiệu nhận biết sớm nhất của bệnh Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như: - Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày. - Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm: Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C). Đau họng. Tổn thương, đau rát ở răng và miệng. Chảy nước bọt nhiều. Biếng ăn. Tiêu chảy vài lần trong ngày. - Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như: Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa. Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc. Trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn lở, rộp da. Dấu hiệu toàn thân: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật. Ngoài các triệu chứng điển hình trên, tùy vào từng cơ địa, bệnh tay chân miệng còn xuất hiện thêm các biểu hiện như: Bóng nước rất ít xen kẽ với hồng ban hoặc chỉ xuất hiện hồng ban. Một số trường hợp bé chỉ xuất hiện loét miệng. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Trường hợp bé sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ kèm theo các biểu hiện như ói, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, da nổi vằn, gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể trẻ sẽ miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Tuy nhiên, theo kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ có thể mắc tay chân miệng nhiều lần và lần bị bệnh sau là do những chủng virus khác với lần trước gây ra.

Tổng hợp nội dung

Sự kiện được quan tâm

Cần thực hiện tốt biện pháp vệ sinh cá nhân để phòng tay chân miệng

Các chuyên gia y tế khuyến cáo khi trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt; trẻ bị giật mình, đây là dấu hiệu của tình...

Bệnh nguy hiểm rình rập mùa tựu trường

Số ca sốt xuất huyết đang tăng trong khi bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp. Tay chân miệng là căn bệnh dễ lan rộng và bùng phát nếu người dân không chủ...

Bình Thuận: Thêm một trường hợp tử vong nghi mắc tay chân miệng

Bé gái 17 tháng tuổi ở phường Bình Tân được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực La Gi sáng 8/8 với triệu chứng nổi bóng nước cẳng tay, mu bàn tay, cẳng chân,...

5 dấu hiệu bệnh tay chân miệng chuyển nặng cần chú ý, tránh để trẻ rơi vào suy hô hấp

Bệnh tay chân miệng đang gia tăng ở các tỉnh phía Nam, mới đây tại Hà Nội bé 10 tháng tuổi bị suy hô hấp nặng do tay chân miệng khiến nhiều gia đình có con nhỏ...

Cả nước ghi nhận hơn 49.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng

Liên quan đến phòng chống bệnh tay chân miệng, thời gian qua, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống bệnh, nhập...

TP.HCM: Thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng đã được cung ứng trở lại

Sau thời gian dài TP.HCM bị gián đoạn thuốc phenobarbital - thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng, hiện đã có 21.000 ống thuốc phenobarbital dạng tiêm được phân...

TP HCM có 21.000 ống thuốc điều trị tay chân miệng nặng sau hơn 2 năm gián đoạn

(NLĐO) - 21.000 ống Phenobarbital dạng tiêm vừa về đến Việt Nam sau thời gian dài bị gián đoạn, kịp thời bổ sung nguồn thuốc quan trọng cho việc điều trị bệnh...

Bộ Y tế: Thuốc điều trị tay chân miệng đã có nguồn cung ổn định

Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh khẩn trương liên hệ với các doanh nghiệp kinh doanh dược để kịp thời cung ứng thuốc cho nhu cầu điều...

Bộ Y tế: Thuốc điều trị tay chân miệng đã có nguồn cung ổn định

Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh khẩn trương liên hệ với các doanh nghiệp kinh doanh dược để kịp thời cung ứng thuốc cho nhu cầu điều...

Thừa Thiên-Huế: Cứu chữa nhiều bệnh nhi bị tay chân miệng thể nặng

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận 67 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 14 bệnh nhi mắc bệnh do chủng Enterovirus 71 (EV71) thể...

Tin tức mới nhất

Đừng chủ quan khi tê bì tay chân

Trong một số trường hợp, nếu không được phát hiện và xử lý sớm, tê bì tay chân kéo dài có thể làm hạn chế cử động, thậm...

Em bé 26 ngón tay chân được coi là hiện thân của nữ thần

Một bé gái Ấn Độ chào đời với 26 ngón tay, chân do dị tật di truyền gene nhưng gia đình và những người xung quanh lại mừng rỡ...

Khẳng định vai trò 'đầu tàu' y dược cổ truyền

Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, BV Y dược cổ truyền Thanh Hóa đã có nhiều đổi mới trong hoạt động khám...

Trang bị kiến thức phòng, chống dịch bệnh

Ngày 22/9, Huyện Xuyên Mộc tổ chức lớp tập huấn phòng, chống dịch bệnh cho hơn 100 người là chuyên viên thuộc Phòng Y tế, Trung...

Tin mới nhất về diễn biến sức khoẻ các nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ

Đến chiều 22/9, sức khoẻ của nam bệnh nhân là thiếu tá văn phòng vẫn diễn biến nặng, bệnh nhân tiếp tục thở máy. Đây là...

Ngày 21/9: Ca COVID-19 mới tăng nhẹ, không còn bệnh nhân thở oxy

Tin COVID hôm nay, bản tin COVID-19 hôm nay, dịch covid-19 hôm nay, ca covid-19 mới, tin covid-19 mới, bản tin covid-19 hôm nay, ca covid, tử vong...

21 ca tử vong do mắc tay chân miệng, cảnh báo lây lan trong trường học

Hơn 80.700 ca mắc, 21 ca tử vong do tay chân miệng, hầu hết là trẻ nhỏ. Bộ Y tế khuyến cáo dấu hiệu bệnh chuyển nặng cần biết,...

Mồ hôi tay, chân nhiều: Nguyên nhân và cách điều trị

SKĐS - Mồ hôi tiết ra giúp cân bằng nhiệt độ và loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể.

Ca mắc và tử vong do bệnh tay chân miệng tăng mạnh

Bộ Y tế cho biết đến nay cả nước đã ghi nhận hơn 80.700 ca mắc bệnh tay chân miệng, 21 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm...

Ngày 20/9: Có 24 ca COVID-19 mới

Tin COVID hôm nay, bản tin COVID-19 hôm nay, dịch covid-19 hôm nay, ca covid-19 mới, tin covid-19 mới, bản tin covid-19 hôm nay, ca covid, tử vong...

Tin địa phương

Google