Trầm cảm
930 Người theo dõi
Bệnh trầm cảm (Depression), là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây. Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ, hành xử của người bệnh, khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, hay các vấn đề về thể chất và tinh thần. Bệnh trầm cảm phổ biến đến mức, có đến 80% dân số trên thế giới từng bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình.Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25%. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến hơn ở nữ giới hơn nam giới. Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp. Trầm cảm là bệnh, cần được quan tâm và điều trị. Ở bệnh nhân trầm cảm nhẹ, bệnh nhân có thể chưa cần phải dùng đến thuốc và tình trạng không quá nguy hiểm. Nhưng trên hết, người bệnh cần nhận được sự quan tâm của gia đình và người thân và cả bác sĩ để hỗ trợ khắc phục tình trạng này, bởi lẽ, trầm cảm có thể tồi tệ hơn rất nhiều nếu không được điều trị. TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM NHẸ Bệnh trầm cảm mức độ nhẹ sẽ không có tất cả các triệu chứng của bệnh trầm cảm nói chung. Để được chẩn đoán có mắc bệnh trầm cảm hay không phải có ít nhất một trong hai triệu chứng của bệnh trầm cảm cốt lõi đó là: + Tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. + Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây. Ngoài 2 triệu chính đó, bệnh nhân bị trầm cảm mức độ nhẹ còn có 7 triệu chứng khác liên quan là: + Rối loạn giấc ngủ + Thay đổi khẩu vị + Mệt mỏi + Chuyển động chậm chạp, dễ bị kích động + Khó khăn trong việc tập trung hoặc trong giải quyết các vấn đề đơn giản hàng ngày. + Cảm giác thất vọng và tội lỗi về bản thân. + Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử. Dựa vào những triệu chứng đó người ta phân loại trầm cảm nhẹ gồm 1 triệu chứng chính và có ít hơn 4 triệu chứng liên quan. Những người trầm cảm nhẹ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc, theo thời gian, các triệu chứng có xu hướng tự lắng xuống. NGUYÊN NHÂN * Do sang chấn tâm lý Sang chấn tâm lý hay còn gọi là stress chính là một nguyên nhân lớn gây bệnh trầm cảm. Người bệnh có thể bị tác động từ bên ngoài như bị sốc tâm lý, mâu thuẫn gia đình bạn bè, căng thẳng trong công việc hoặc trong cuộc sống. * Do sử dụng chất gây nghiện hoặc các chất tác động thần kinh Các chất gây nghiện như rượu, thuốc lá, ma túy... đều có đặc điểm chung là gây kích thích, sảng khoái hưng phấn tạm thời. Sau đó các chất này khiến cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng lớn, khiến người bệnh dễ đi vào trạng thái trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, trí lực giảm sút, ức chế. * Do bệnh thực thể ở não Bệnh nhân từng bị ảnh hưởng bởi những chấn thương, viêm não hay u não... có nguy cơ cao bị mắc bệnh trầm cảm do cấu trúc não bị tổn thương. Người bệnh có dấu hiệu rối loạn về tâm trạng, khả năng chịu đựng stress kém, chỉ cần một chút căng thẳng nhỏ cũng sẽ gây ra các rối loạn về cảm xúc. Trầm cảm gây ra rất nhiều nguy hại cho người mắc phải, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh, cũng là yếu tố khiến cho các bệnh lý khác trở nên trầm trọng, phức tạp hơn như: Tim mạch, dạ dày, tuyến giáp. Nếu một khi gặp những tình trạng như trên thì không nên chủ quan, bởi trầm cảm cho dù ở mức độ nhẹ cũng cần có phương pháp điều trị. Nhiều bệnh nhân vì ngại ngùng, hay vì nghĩ tự mình có thể chịu đựng được khiến cho tình trạng ngày càng tệ hơn. Vì cuộc sống cũng như hạnh phúc của bản thân mình và những người xung quanh, bạn không nên làm thế. Một phương pháp điều trị tốt, một người bác sĩ hỗ trợ, sự chia sẻ của người thân có thể giúp bạn vượt qua trầm cảm nhẹ dễ dàng hơn nhiều. * TRẦM CẢM NẶNG Trầm cảm nặng là giai đoạn khó chữa và nguy hiểm nhất, bệnh nhân có thể có ý định tự sát hoặc hành động tự sát, cần phải kiên trì điều trị. Bệnh trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% trường hợp tự sát. Theo các thống kê, tuy nam giới ít bị trầm cảm hơn, nhưng khi rơi vào trầm cảm, xu hướng tự sát lại cao hơn. Những bệnh nhân trầm cảm nguy cơ tự sát cao đa số ở hai nhóm chính: + Nam giới, trên 50 tuổi, sống ở nông thôn. + Nữ giới, trẻ tuổi, sống ở thành thị. Ý đồ tự sát nhiều hơn khoảng 10 - 12 lần so với hành vi tự sát. Nguy cơ cao ở những người đã từng tự sát hoặc người cùng huyết thống từng tự sát, trầm cảm, nghiện rượu, cũng như ở những người sống cô lập với xã hội. Tự sát có thể đột ngột hoặc được chuẩn bị trước, âm thầm hoặc báo trước. NGUYÊN NHÂN + Trầm cảm vừa và nhẹ, nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ phát triển thành trầm cảm nặng. Đây là nguyên nhân chính và trực tiếp nhất. + Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ mắc bệnh trầm cảm thì nguy cơ mắc bệnh ở con cái cũng cao hơn người bình thường. + Giới tính: Theo các nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 2 lần so với nam giới. Nguyên nhân là do phụ nữ thường phải gánh vác nhiều hơn như công việc xã hội, gia đình, áp lực dồn nén, con cái không có thời gian chia sẻ, cũng như thời gian chăm sóc bản thân,... + Stress kéo dài: Căng thẳng và stress kéo dài sẽ làm mất cân bằng tâm lý, gặp phải sang chấn về tâm lí như mất người thân hay gặp phải những chuyện quá shock cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. + Do ảnh hưởng bởi một số bệnh: Chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, sa sút trí tuệ,...cũng dễ mắc bệnh trầm cảm. + Mất ngủ thường xuyên: Khi đã bị bệnh trầm cảm đến giai đoạn nặng cần phải được điều trị bệnh để tránh những hậu quả xấu xảy ra. DẤU HIỆU VÀ NGUY CƠ TỰ SÁT Hầu hết bệnh nhân trầm cảm chủ yếu đều có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn là có ý định hoặc hành vi tự sát. Lúc đầu bệnh nhân nghĩ rằng bệnh nặng thế này (mất ngủ, chán ăn, sút cân, mệt mỏi...) thì chết mất. Dần dần, bệnh nhân cho rằng chết đi cho đỡ đau khổ. Các ý nghĩ này biến thành niềm tin rằng những người xung quanh có thể sẽ khá hơn nếu bệnh nhân chết, từ đó dần dần hình thành ý nghĩ, hành vi tự sát. Khi phát hiện ra ý định tự sát ở bệnh nhân trầm cảm, buộc phải cho bệnh nhân điều trị nội trú trong các khoa tâm thần của bệnh viện. Mật độ và cường độ của ý định tự sát có thể rất khác nhau. Một số bệnh nhân tự sát ít nghiêm trọng có thể ý định tự sát mới chỉ ập đến (chỉ 1 - 2 phút trước đó) mà trước đó bệnh nhân chưa hề nghĩ đến cái chết. Trường hợp nặng hơn, ý nghĩ tự sát tái diễn (1 hoặc 2 lần/tuần), họ có thể cân nhắc kỹ càng trước khi hành động. Bệnh nhân có ý định tự sát có thể chuẩn bị vật chất (vũ khí, dao, dây thừng, chất độc, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột,...) để sử dụng cho hành vi tự sát, địa điểm và thời gian mà họ chỉ có một mình để tự sát thành công. Một số bệnh nhân có thể lập kế hoạch thực tế kỹ càng để đảm bảo tự sát sẽ kết thúc bằng cái chết. Có nhiều bệnh nhân thậm chí còn viết thư tuyệt mệnh, thông báo cho bạn bè hoặc người thân về ý định tự sát của họ. Các hành vi này phối hợp với hành vi tự sát được sử dụng để xác định các bệnh nhân có nguy cơ tự sát cao nhằm có biện pháp xử lý. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không thể dự đoán một cách chính xác được bệnh nhân trầm cảm có cố gắng tự sát hay không và khi nào tự sát. Động cơ tự sát của bệnh nhân là mong muốn cao độ chấm dứt một trạng thái cảm xúc đau khổ, sự tra tấn đang hành hạ cơ thể bệnh nhân trầm cảm. Về mặt lâm sàng, các bệnh nhân trầm cảm có hành vi tự sát và không có hành vi tự sát có triệu chứng giống hệt nhau. Điểm duy nhất khác biệt ở 2 nhóm bệnh nhân này là những bệnh nhân có ý định tự sát thường có các hành vi tự sát trong tiền sử. Việc hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm nặng cần thời gian và kết hợp với rất nhiều các phương pháp như dùng thuốc, liệu pháp tâm lý, vận động, chế độ ăn uống. Nguy cơ tự sát cao nhất ở bệnh nhân trầm cảm nặng, nhưng hoàn toàn có thể gặp ở bệnh nhân bị trầm cảm ở mức độ nhẹ hoặc vừa. Hơn nữa, bệnh nhân trầm cảm nặng có nguy cơ tự sát thường là do trầm cảm ở thể nhẹ hơn, có nhiều dấu hiệu bệnh nhưng lại không được điều trị kịp thời. Do đó, nếu bệnh nhân có biểu hiện của bệnh trầm cảm, cần đưa người bệnh đi khám ngay để xác định được mức độ bệnh cũng như phương án xử lý. Các chuyên gia tâm lý, tâm thần sẽ sử dụng nhiều biện pháp đánh giá trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý kết hợp với một số xét nghiệm cận lâm sàng
Topic nóng
Tạo topic của riêng bạnSự kiện được quan tâm
Siu Black chia sẻ khoảng thời gian 'thập tử nhất sinh', từng nghĩ đến chuyện 'tự giải thoát bản thân'
Những chia sẻ của Siu Black mới đây đã khiến khán giả chạnh lòng, xót xa cho giọng ca núi rừng Tây Nguyên nổi tiếng một thời.
Ca sĩ Thu Minh bất ngờ tiết lộ từng trải qua giai đoạn trầm cảm
Những chia sẻ của ca sĩ Thu Minh đã nhận được sự đồng cảm từ khán giả.
Thuốc giảm cân của Novo Nordisk giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch
Novo Nordisk cho biết những người thừa cân hoặc mắc bệnh béo phì có tiền sử mắc bệnh tim nếu sử dụng thuốc dạng dịch tiêm Wegovy có thể giảm 20% nguy cơ xảy...
Nhật Bản ghi nhận 13% học sinh có xu hướng trầm cảm do COVID-19
Các quy định hạn chế hoạt động nhằm ngăn chặn sự lây lan COVID-19, như đeo khẩu trang và không nói chuyện trong bữa ăn, được cho là một trong những yếu tố...
Triệu Lệ Dĩnh tỏ thái độ khác lạ trước thông tin Phùng Thiệu Phong bị trầm cảm nặng hậu ly hôn
Truyền thông mới đây có bài viết liên quan đến mối quan hệ giữa Phùng Thiệu Phong và Triệu Lệ Dĩnh sau ly hôn gây chú ý.
Tin tức mới nhất
Loại cảm giác giúp kéo dài tuổi thọ, ngừa ung thư nhưng không ai thích
Đói là cảm giác xuất hiện hàng ngày của chúng ta, cũng không ai thích bị đói. Tuy nhiên, việc đói đúng cách sẽ mang lại nhiều...
Kỳ lạ, tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ của... tinh dịch
Ngoài chức năng duy trì nói giống, khoa học đã chứng minh, tinh dịch còn có nhiều tác dụng kỳ diệu đến khó tin.
Từ vụ bé 2 tuổi bị sát hại: Hành động thế nào khi con bị bắt cóc?
Từ vụ bé gái 2 tuổi bị bắt cóc, sát hại, dư luận quan tâm, nếu không may rơi vào trường hợp tương tự, cha mẹ nên làm gì, phối...
Đêm nào vợ cũng ôm chiếc áo sơ sinh ngồi ngơ ngẩn, tôi thắt lòng nhận ra sai lầm của mình
Là đàn ông, lúc nào tôi cũng muốn lao vào kiếm tiền để cho vợ đỡ khổ mà chẳng nghĩ gì...
Cuộc sống khắc nghiệt ở thị trấn cực Bắc nước Mỹ
Nằm cách Vòng Bắc Cực khoảng hơn 500 km về phía bắc, Utqiaġvik thuộc bang Alaska chính là thị trấn cực bắc nước Mỹ. Cuộc sống...
Sự kiện được quan tâm
Siu Black chia sẻ khoảng thời gian 'thập tử nhất sinh', từng nghĩ đến chuyện 'tự giải thoát bản thân'
Những chia sẻ của Siu Black mới đây đã khiến khán giả chạnh lòng, xót xa cho giọng ca núi rừng Tây Nguyên nổi tiếng một thời.
Ca sĩ Thu Minh bất ngờ tiết lộ từng trải qua giai đoạn trầm cảm
Những chia sẻ của ca sĩ Thu Minh đã nhận được sự đồng cảm từ khán giả.
Thuốc giảm cân của Novo Nordisk giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch
Novo Nordisk cho biết những người thừa cân hoặc mắc bệnh béo phì có tiền sử mắc bệnh tim nếu sử dụng thuốc dạng dịch tiêm Wegovy có thể giảm 20% nguy cơ xảy...
Nhật Bản ghi nhận 13% học sinh có xu hướng trầm cảm do COVID-19
Các quy định hạn chế hoạt động nhằm ngăn chặn sự lây lan COVID-19, như đeo khẩu trang và không nói chuyện trong bữa ăn, được cho là một trong những yếu tố...
Triệu Lệ Dĩnh tỏ thái độ khác lạ trước thông tin Phùng Thiệu Phong bị trầm cảm nặng hậu ly hôn
Truyền thông mới đây có bài viết liên quan đến mối quan hệ giữa Phùng Thiệu Phong và Triệu Lệ Dĩnh sau ly hôn gây chú ý.
Mẹ trầm cảm dìm tử vong 2 con nhỏ có phạm tội Giết người?
Luật sư cho biết, nếu người mẹ có biểu hiện mắc bệnh trầm cảm, mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì không phải chịu trách nhiệm...
Mẹ trẻ dìm chết hai con nhỏ dưới sông tại Nam Định: Bi kịch từ trầm cảm sau sinh
GĐXH - Những ngày qua, dư luận bàng hoàng trước cái chết đau lòng của hai em nhỏ khi hung thủ lại chính là mẹ đẻ của cháu. Một số thông tin cho rằng, mẹ cháu...
MC VTV tuổi Mèo Đức Bảo: Cầm tấm bằng Bách khoa đi làm truyền hình, suốt 10 năm chưa một lần có ý định đổi nghề
Năm 2022 hội tụ tất cả những yếu tố: bản lĩnh, kinh nghiệm, cơ hội và sự tự tin và ghi nhận thật nhiều dấu ấn với MC tuổi Mèo Đức Bảo. Sau hành trình...
Khảo sát đáng báo động về tỷ lệ trẻ có nguy cơ tự hủy hoại bản thân
Kết quả khảo sát của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho thấy hơn 1.200 trẻ vị thành niên ở các đô thị phía nam có nguy cơ tự hủy hoại bản thân, trong đó không...
Tin tức mới nhất
Loại cảm giác giúp kéo dài tuổi thọ, ngừa ung thư nhưng không ai thích
Đói là cảm giác xuất hiện hàng ngày của chúng ta, cũng không ai thích bị đói. Tuy nhiên, việc đói đúng cách sẽ mang lại nhiều...
Kỳ lạ, tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ của... tinh dịch
Ngoài chức năng duy trì nói giống, khoa học đã chứng minh, tinh dịch còn có nhiều tác dụng kỳ diệu đến khó tin.
Từ vụ bé 2 tuổi bị sát hại: Hành động thế nào khi con bị bắt cóc?
Từ vụ bé gái 2 tuổi bị bắt cóc, sát hại, dư luận quan tâm, nếu không may rơi vào trường hợp tương tự, cha mẹ nên làm gì, phối...
Đêm nào vợ cũng ôm chiếc áo sơ sinh ngồi ngơ ngẩn, tôi thắt lòng nhận ra sai lầm của mình
Là đàn ông, lúc nào tôi cũng muốn lao vào kiếm tiền để cho vợ đỡ khổ mà chẳng nghĩ gì...
Cuộc sống khắc nghiệt ở thị trấn cực Bắc nước Mỹ
Nằm cách Vòng Bắc Cực khoảng hơn 500 km về phía bắc, Utqiaġvik thuộc bang Alaska chính là thị trấn cực bắc nước Mỹ. Cuộc sống...
Lưu Kỳ Hương: Mẹ chồng từng tuyên bố từ mặt con trai nếu kết hôn với tôi
GĐXH - Từng trải qua đổ vỡ và một mình nuôi con nên khi quen người chồng hiện tại, ca sĩ Lưu Kỳ Hương bị gia đình chồng phản...
Em trai trầm cảm biệt tích nửa tháng nay, các chị đi tìm khắp TP.HCM
Gần nửa tháng nay, ông Trần Cẩm Thấy (54 tuổi, ngụ TP.HCM) biệt tích khiến người thân lo lắng đi tìm khắp nơi.
Cách tự nhiên để tăng khả năng sinh sản
Đối với nhiều cặp vợ chồng thì việc sinh sản rất dễ dàng nhưng một số cặp đôi khác thì dường như rất khó khăn. Do đó...
Nghiên cứu: Nguy cơ về sức khỏe tinh thần gia tăng đối với người lao động ở châu Á
(Tổ Quốc) - Trang CNBC dẫn tin, người lao động ở châu Á đang đối mặt với tỷ lệ cao liên quan đến sức khỏe tâm thần. Ước...
'FWD Vững tinh thần' - Chương trình hỗ trợ sức khoẻ tinh thần miễn phí cho người Việt
Với chương trình “FWD Vững tinh thần”, c ông ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam mang đến giải pháp hỗ trợ sức khỏe tinh thần...